Theo một số nghiên cứu khoa học, tỷ lệ phụ nữ sau sinh bị thiếu máu do thiếu sắt lên tới 10 – 30%. Tuy nhiên, những bà mẹ sau sinh thường bận rộn chăm sóc em bé mà quên chăm sóc sức khỏe của bản thân. Vậy nên, trong bài viết này, N-Biotech sẽ giúp mọi người nhận biết sớm những dấu hiệu thiếu sắt sau sinh, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời.
- Dấu hiệu thiếu sắt sau sinh
Thiếu sắt là nguyên nhân chính khiến mẹ bỉm bị thiếu máu sau sinh. Dấu hiệu thiếu máu sau sinh khá rõ ràng, mọi người có thể dễ dàng nhận biết tình trạng bệnh. Tuy nhiên, khi phát hiện cơ thể có những dấu hiệu bất thường sau thì mọi người nên đi khám để phát hiện sớm tình trạng thiếu máu của cơ thể, từ đó, có biện pháp khắc phục kịp thời.
- Cơ thể phụ nữ sau sinh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, không có sức lực để làm việc, chăm sóc con.
- Làn da trở nên xanh xao, tím tái, nhợt nhạt.
- Xuất hiện cảm giác khó thở, chóng mặt, tim đập nhanh.
- Hệ miễn dịch suy yếu, thường xuyên bị ốm vặt, dễ bị nhiễm khuẩn.
- Sữa mẹ bị suy giảm cả về chất lượng và số lượng.
- Tâm trạng thay đổi thất thường, người mẹ không điều chỉnh được tâm trạng, dễ cáu gắt, cảm thấy bực bội.
2. Có nên bổ sung sắt sau sinh không? Nhu cầu sắt cho phụ nữ sau sinh là bao nhiêu?
Sau khi sinh nở, nếu sinh thường, sản phụ sẽ bị mất một lượng máu khoảng 500ml. Trong khi đó, nếu sinh mổ, lượng máu bị mất đi khi “vượt cạn” có thể lên tới 1000 – 1500 ml. Do đó, để bù đắp lượng máu đó, sau khi sinh, sản phụ cần được bổ sung thêm sắt – thành phần quan trọng cấu tạo nên hemoglobin có nhiệm vụ vận chuyển oxy đến các tế bào trong cơ thể.
Nếu không được bổ sung sắt kịp thời, phụ nữ sau sinh có thể bị thiếu máu sau sinh mổ hoặc sau sinh thường, ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến cơ thể hồi phục lâu, không có đủ sữa cho con bú, thậm chí bị suy nhược cơ thể, trầm cảm sau sinh. Vì vậy, phụ nữ sau sinh ít nhất 1-3 tháng đầu nên bổ sung khoảng 57 – 60 mg sắt mỗi ngày để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Mọi người có thể cung cấp thông qua các loại thực phẩm tự nhiên kết hợp với viên uống có chứa sắt để đáp ứng đủ nhu cầu cho cơ thể.
3. Cách khắc phục tình trạng thiếu sắt sau sinh
Thiếu máu sau sinh không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bỉm mà còn làm suy giảm số lượng và chất lượng nguồn sữa cho em bé. Do đó, mọi người cần thực hiện những biện pháp sau để can thiệp kịp thời tình trạng thiếu sắt sau sinh, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và bé:
3.1. Bổ sung sắt cho cơ thể
Sau sinh uống sắt được không? Để cải thiện tình trạng thiếu sắt sau sinh, mọi người cần thực hiện một số thay đổi trong chế độ ăn uống và lối sống để bổ sung đầy đủ lượng sắt khuyến nghị cho cơ thể. Trường hợp phụ nữ sau sinh bị thiếu máu do thiếu sắt ở thể nhẹ cần bổ sung sắt mỗi ngày dưới dạng viên uống theo chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp cơ thể bị thiếu sắt nghiêm trọng thì cần tiến hành tiêm tĩnh mạch để bù đắp lượng sắt thiếu hụt này.
Một trong những loại viên uống giúp bổ sung sắt cho phụ nữ sau sinh được các chuyên gia y tế khuyên dùng là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ferotonic đến từ thương hiệu N-Biotech. Sản phẩm giúp cung cấp sắt III dễ hấp thu cùng nhiều loại vitamin như: vitamin A, vitamin B2, vitamin B6,… cho cơ thể. Bổ sung mỗi ngày 1-2 ống Ferotonic có tác dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, phù hợp sử dụng cho phụ nữ sau sinh, đang cho con bú.
3.2. Uống đủ nước cho cơ thể
Uống nhiều nước sẽ giúp cải thiện lưu lượng tuần hoàn máu trong thời kỳ sau sinh. Bổ sung đủ nước cho cơ thể có thể ngăn ngừa các cục máu đông, chống nhiễm trùng đường tiết niệu. Bên cạnh đó, khi mọi người bổ sung sắt bị đầy hơi, khó tiêu thì uống đủ nước có thể giúp giải quyết tình trạng này. Vì vậy, phụ nữ sau sinh cần uống khoảng 3 lít nước mỗi ngày.
3.3. Nghỉ ngơi hợp lý
Phụ nữ sau sinh dù bận rộn chăm sóc cho con nhưng mẹ cũng nên dành thời gian để nghỉ ngơi, kết hợp với vận động hợp lý giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai hơn. Bên cạnh đó, nếu phụ nữ sau sinh bị mắc bệnh thiếu máu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để xác định tình trạng bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời.
Thiếu sắt sau sinh là tình trạng phổ biến, thường gặp ở phụ nữ sau sinh, tuy nhiên, bệnh sẽ không quá nguy hiểm nếu mọi người can thiệp sớm, đúng cách. Mong rằng qua bài viết trên sẽ giúp mọi người nhận biết được những dấu hiệu thiếu sắt sau sinh, từ đó kịp thời điều trị, tránh để bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.