Dấu hiệu trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng, bố mẹ không nên chủ quan

Trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Vì vậy, việc nhận biết sớm các dấu hiệu trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng là cần thiết, giúp điều trị cho trẻ kịp thời.

1. Nguyên nhân khiến trẻ em bị còi xương, suy dinh dưỡng

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng ở trẻ. Tuy nhiên, các nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ chế độ ăn uống của trẻ không lành mạnh hoặc do dinh dưỡng không khoa học của mẹ khi mang thai.

1.1. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý của mẹ khi mang thai

Dinh dưỡng trong thai kỳ của mẹ bầu không đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhóm chất như: chất đạm, chất béo, chất đường bột, vitamin và khoáng chất là nguyên nhân gây ra tình trạng còi xương ở trẻ sơ sinh. Không chỉ vậy, thói quen ăn uống của trẻ khi lớn lên cũng chịu ảnh hưởng bởi thói quen ăn uống khi người mẹ mang thai. Do đó, chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ có vai trò rất quan trọng, quyết định đến sự phát triển của trẻ trong tương lai.

1.2. Nguyên nhân bệnh còi xương ở trẻ em do ăn uống sai cách

Đối với trẻ sơ sinh, tình trạng suy dinh dưỡng rất dễ gặp khi trẻ bị sinh non, sinh thiếu tháng. Việc mẹ cho trẻ bú trong giờ đầu sau sinh và 6 tháng đầu tiên cũng có tác động không nhỏ đến sự phát triển của trẻ.

Bên cạnh đó, có nhiều lý do như: mẹ bỉm thiếu sữa, sữa không đủ chất,… nên mọi người phải sử dụng sữa công thức thay thế cho sữa mẹ, khiến cho trẻ không nhận được đủ kháng thể từ sữa mẹ, nên sức đề kháng bị suy yếu, trẻ dễ bị còi xương, thấp bé nhẹ cân hơn. Đến tuổi ăn dặm, chế độ dinh dưỡng sai cách: không đảm bảo cung cấp đủ năng lượng theo độ tuổi, cho trẻ ăn dặm quá sớm,… cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng.

2. Dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng còi xương là gì?

Theo thống kê của Viện dinh dưỡng Quốc gia, có khoảng hơn 31% trẻ em Việt Nam bị còi xương suy dinh dưỡng, hay còn gọi là suy dinh dưỡng thể thấp còi. Vì vậy, mọi người cần nhận biết rõ các dấu hiệu trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng để có cách cải thiện cho trẻ kịp thời, tránh để lại hậu quả lâu dài, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

2.1. Dấu hiệu nhận biết bệnh còi xương ở trẻ

Để xác định trẻ bị bệnh còi xương, bên cạnh việc xét nghiệm chỉ số canxi trong máu, các bác sĩ còn dựa trên một số dấu hiệu bao gồm:

  • Trẻ thường xuyên quấy khóc, giật mình, ngủ không ngon giấc, đổ mồ hôi trộm.
  • Trẻ bị rụng tóc hình vành khăn.
  • Hộp sọ có những dấu hiệu bất thường như: thóp rộng, mềm, lâu đóng kín, xuất hiện bướu ở đỉnh đầu hoặc trán,…
  • Trẻ bị chậm mọc răng, chậm phát triển hệ vận động như: lẫy, ngồi, bò, đi,…
  • Trẻ bị rối loạn trương cơ lực, thường xuyên bị táo bón,…

2.2. Dấu hiệu trẻ bị suy dinh dưỡng

Khi cơ thể trẻ không được cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết thì sức khỏe và quá trình tăng trưởng của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng. Một số dấu hiệu cảnh báo trẻ đang bị suy dinh dưỡng có thể kể đến như:

  • Sức khoẻ của trẻ kém, trẻ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chán ăn.
  • Trẻ quấy khóc liên tục, dễ bị bệnh, dễ bị ốm vặt.
  • Trẻ không năng động, chậm mọc răng, chậm phát triển hệ vận động.

3. Cách khắc phục bệnh còi xương, suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ

3.1. Đưa trẻ đi thăm khám dinh dưỡng

Bên cạnh việc cho trẻ thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần, khi cha mẹ thấy trẻ có dấu hiệu bị còi xương suy dinh dưỡng thì nên đưa con đi khám tại các cơ sở y tế. Tại đây, các chuyên gia dinh dưỡng sẽ đưa ra lời khuyên, phác đồ điều trị khoa học để hỗ trợ con phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ. Không chỉ vậy, khi cho trẻ thăm khám tại các cơ sở y tế, mọi người có thể kiểm tra xem chế độ dinh dưỡng của trẻ có hợp ký hay không, từ đó, có những điều chỉnh sao cho phù hợp.

3.2. Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Do đó, khi trẻ bị suy dinh dưỡng, mọi người nên xác định xem trẻ bị còi xương là thiếu chất gì để bổ sung dưỡng chất đó cho trẻ. Cha mẹ cần điều chỉnh thực đơn ăn uống của trẻ sao cho hợp lý, đảm bảo cung cấp đủ các nhóm chất như: tinh bột, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, mọi người nên tích cực cho trẻ bổ sung vitamin D và canxi để hỗ trợ trẻ phát triển chiều cao tối ưu.

Một trong những sản phẩm bổ sung vitamin D3 cho trẻ được nhiều mẹ tin tưởng lựa chọn là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Growkids Calci đến từ thương hiệu N-Biotech. Sản phẩm với thiết kế ưu việt, bổ sung Calci và vitamin D3 cho trẻ. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Growkids Calci đã trải qua quá trình nguyên cứu và kiểm định chất lượng nghiêm ngặt, các bậc phụ huynh có thể yên tâm khi sử dụng cho con em của mình.

3.3. Tích cực cho trẻ vận động thể chất

Vận động bên ngoài thường xuyên sẽ giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, giúp trẻ hấp thu canxi và vitamin D tốt hơn. Từ đó, giúp xương của trẻ chắc khỏe hơn, đồng thời, nâng cao sức đề kháng, cải thiện tình trạng biếng ăn chậm lớn cho trẻ. Vì vậy, các mẹ nhớ cho con vận động mỗi ngày để giúp con tăng chiều cao nhanh chóng, loại bỏ nỗi lo con chậm lớn, còi xương nhé!

This entry was posted in . Bookmark the permalink.